Nhông sên dĩa và các thông số cần biết - Phần 3

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017


Nhông sên dĩa và các thông số cần biết bạn hãy tham khảo để biết thêm về bộ phận này nhé

.

Nhông sên dĩa như các bạn đã biết thì đây chính là một trong những bộ phận không thể thiếu khi chiếc xe bạn sử dụng là xe số. Đây là bộ phận truyền động đến bánh xe giúp xe có thể chuyên động và di chuyển.

   Ở phần 2 mình có nói đến những nội dung quan trọng của . Nếu bạn chưa xem hãy truy cập tại đây nhé.


+ Nếu tăng số răng dĩa (sau) và/hoặc giảm số răng nhong sen dia (trước) —> tăng momen, tăng khả năng tăng tốc, chạy rà được ở số cao hơn, ít giật, leo dốc tốt….nhưng tốc độ tối đa thực tế giảm so với hiển thị trên đồng hồ.

+ Ngược lại, thì tốc độ thực tăng so với hiển thị đồng hồ, xe tăng tốc không bốc bằng, leo dốc phải đi tua máy cao hơn…

Việc tăng giảm một răng nhông trước tương đương với tăng giảm 3 răng dĩa sau. Chẳng hạn để tăng tốc tốt hơn cho việc đi trong thành phố, chúng ta tăng momem một chút bằng việc thay tỉ số: 15-42 zin thành: 15-43, 15-44, 15-45….

Nhưng, việc tăng số răng dĩa dẫn tới bạn phải tìm mua một cái dĩa mới với vài trăm k là ít nhất. Thay vì vẫn đạt được tỉ số như 15-45, bạn hãy mua một cái nhông 14 giá rẻ hơn rất nhiều.

Vậy EN dùng được nhông 14 của các loại xe nào? Mình đã thử vài nhông 14 vừa khít như (hoặc hơn) nhông zin, đó là:nhô

+ Nhông 14 của Yamaha Exciter, loại 1 lỗ hoặc 2 lỗ (vẫn dùng cái phe cài zin 2 lỗ cho 2 loại này.)
+ Nhông 14 của Yamaha FZ16, loại 1 lỗ (vẫn dùng cái phe cài zin 2 lỗ cho loại này được)

Tỷ số truyền càng nhỏ vận tốc càng cao - gia tốc càng chậm và ngược lại

15 34 = 2.26
15 35 = 2.33
15 36 = 2.4
16 39 = 2.44
13 32 = 2.46
15 37 = 2.47
14 35 = 2.5
16 40 = 2.5
15 38 = 2.53
13 33 = 2.54
16 41 = 2.56
14 36 = 2.57
15 39 = 2.6 Stock gear ratio
13 34 = 2.62
16 42 = 2.63
14 37 = 2.64
15 40 = 2.67
16 43 = 2.69
13 35 = 2.69
14 38 = 2.71
15 41 = 2.73
16 44 = 2.75
13 36 = 2.77
14 39 = 2.79
15 42 = 2.8
16 45 = 2.81
13 37 = 2.85
14 40 = 2.86

Việc độ thông thường ta chỉ độ nhông và dĩa (ví dụ thay bằng loại chất liệu khác bền hoặc nhẹ hơn, lên/xuống số răng, v.v...). Ta ít khi độ sên vì hiệu năng mang lại của việc độ sên là không lớn lắm và khó nhận thấy được bằng cảm quan. Thường ta chỉ quan tâm đến độ bền của sên mà thôi.

Ngày nay, vì một số lí do (cho đẹp, êm xe, v.v...). Có một số hãng sử dụng dây curoa thay cho dây sên (thường thấy ở các xe big bike). Tức hệ thống . Một số xe phổ thông các bạn cũng độ hệ thống này.
Ưu điểm: Êm do dùng dây cao su nên không nghe tiếng lào xào của kim loại (của sên khi ma sát với nhông và dĩa). Quá trình tăng tốc cũng không quá gắt và không bị giật vì bản thân từng mắt dây là một mắt đệm.
Nhược điểm: Tuổi thọ thấp hơn so với dây sên kim loại. Chịu nước, cát và các điều kiện khắc nghiệt khác kém hơn . Tăng tốc ko nhanh và hỗn được bằng sên do cao su của dây giảm chấn làm giảm lực kéo khi tăng tốc đột ngột.
Chắc hẳn trong số nhiều các thì không thể nào có một cách hoàn hảo nhất để có thể vừa tăng tốc tốt và tăng hậu đều tốt cã nếu có thì chỉ trừ khi trường hợp lực xe của các bạn là rất mạnh so với thống số chung.
Ở phần này mình sẽ dừng lại ở đây về những thông số của Mình hi vọng bạn đã hiểu hơn về bộ phận này của chiếc xe. Và bộ phận này còn rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết hết. Mời bạn theo dõi tiếp các bài viết tiếp theo để biết được những kiến thức về nhé.


Subscribe your email address now to get the latest articles from us

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2015. PhuTungXeMay.
Design by Herdiansyah Hamzah. Published by Themes Paper. Powered by Blogger.
Creative Commons License