dây curoa dấu hiệu cần thay và cách thay - Phần 3

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

dây curoa dấu hiệu cần thay và cách thay hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Dây curoa là một bộ phận khá giống với trên xe số gọi là nhông sên dĩa nhưng sử dụng trên xe tay ga là bộ phận truyền động thay thế cho xích tải của xe số. Vì là một bộ phận chịu tải cao nên đây cũng là phụ tùng nhanh xuống cấp nhất trong xe do chịu nhiều truyền động. Vì là bô phận chịu nhiều truyền động và bảo đảm hoạt động của xe nên có rất nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của xe.

Phần 2 cùng chuyên mục về các vần đề của dây curoa.Nếu bạn chưa đọc hãy click tại đây Dây curoa và pulley nồi trước, sau đóng vai trò như nhông, sên và dĩa là bộ phận truyền động truyền lực từ máy làm quay bánh xe sau và đẩy xe đi.

- Tuy vậy  làm bằng cao su nên có tính chất rất khác với sợi dây sên làm bằng thép. Môi trường làm việc của day curoa là ở trong lốc nồi khác với sên ở trong hộp chắn sên hay sên trần. Có thể nói kẻ thù lớn nhất của nhông sên dĩa là đất cát còn kẻ thù lớn nhất của dây là Nhiệt Độ.


-Tuổi thọ dây curoa không chỉ lệ thuộc vào số km, thời gian xe chạy mà còn tùy thuộc vào nhiệt độ của bộ phận truyền động. Vì làm bằng cao su nên càng nóng  càng mau hư. Xe tay ga chạy liên tục Tp HCM – Vũng Tàu nhiều khi chỉ cần 5,000 km đã phải thay. Có những xe của các bạn nữ chỉ dùng để đi làm gần nhà, quảng đường đi ngắn, xe chưa kịp nóng đã dừng thì chạy 4 - 5 năm vẫn chưa hư dây.

- Các nhà sản xuất xe máy Honda, Yamaha, Piagio, Suzuki, SYM… đều khuyến cáo nên thay dây  khi xe chạy được khoảng 15.000 km. Đây là con số trung bình, tùy trường hợp xe chạy liên tục nhiều hay ít, kẹt xe nhiều hay ít, thói quen thốc ga hay không mà tuổi thọ  có thể dao động từ 5.000 km – 30.000 km

Thông thường, kiểm tra tình trạng của bộ phận này chủ yếu bằng trực quan. Các dây đai sau một thời gian hoạt động, khi bẻ ngược phần răng phía trong thường thấy có các khe nứt nhỏ. Trong trường hợp này có thể chưa cần thiết thay thế bởi nó chưa ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc.

Nhưng nếu bề mặt tiếp xúc cả hai mặt dây đai có dấu hiệu nứt, thì đến lúc cần thay thế để đảm bảo hiệu quả truyền động và an toàn cho người lái xe. Cũng cần thay mới dù chỉ có phần lưng dây đai bị nứt, vì khả năng chịu lực tải hay lực kéo giảm hẳn và có thể bị đứt.

Bước 1: Tháo nắp chụp lốc nồi:

Các dụng cụ cần thiết: Điếu 19, 22; Cây T 8, 10; vít pake; đầu mở nồi trước, đầu mở nồi sau. Nếu có máy nén hơi, súng bắn hơi và các đầu tương ứng thì sẽ dễ dàng hơn.

Thao tác mở nắp nồi khá đơn giản. Tuy nhiên, tùy theo loại xe và nhãn hiệu xe mà các bạn cần dùng ống điếu chử T có kích thước 8 hoặc 10. Chú ý thêm là đa phần các xe sẽ dùng cùng một loại ốc và có cùng chiều dài cho toàn bộ nắp chụp lốc nồi. Tuy nhiên, một vài loại xe (Yamaha là điển hình) sẽ dùng nhiều kích thước ốc và có độ dài ốc khác nhau cho chụp lốc nồi. Lúc này các bạn nhớ chú ý vị trí ốc và lổ ốc trên nắp nồi để đừng bị nhầm lẫn khi lắp vào. Tiến hành vặn tất cả ốc bắt chụp lốc nồi theo chiều ngược chiều kim đồng hồ để lấy ốc ra. Sau đó dùng búa caosu gõ nhẹ để nắp chụp lốc nồi rơi ra. Chú ý đỡ lấy nắp chụp để nắp chụp không bị rơi xuống đất gây trầy lớp sơn phủ bên ngoài.

Bước 2: Tháo Puli nồi trước, nồi sau và thay dây mới:

Dùng đầu mở nồi trước, đầu mở nồi sau, điếu 19, 22 để tháo lần lượt ốc nồi trước và nồi sau. Chú ý vị trí các long đền để khi lắp vào đảm bảo đúng vị trí. Sau khi tháo nồi trước và sau ra thì bạn có thể dễ dàng lấy dây curoa bỏ để thay bằng dây mới. Nhớ vệ sinh và xịt bụi cho nồi sạch sẽ luôn nhé!

Bước 3: Kiểm tra puli nồi trước và nhựa đệm nắp chụp puli:

Khi thay dây mới, không đơn thuần chỉ là tháo dây cũ ra lắp dây mới vào mà bạn cần phải kiểm tra má puli nồi trước và 3 miếng nhựa đệm nắp chụp puli (kẹp trượt). Việc kiểm tra và thay thế (nếu cần) sẽ giúp tránh được tình trạng nồi bị kêu, gõ hay hú khi lắp dây mới vào.

Subscribe your email address now to get the latest articles from us

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2015. PhuTungXeMay.
Design by Herdiansyah Hamzah. Published by Themes Paper. Powered by Blogger.
Creative Commons License